Theo bác sĩ Hồ Xuân Minh Hoàng, Khoa Nội Thần Kinh, Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức, nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi có thể do áp lực công việc, học tập; thói quen sử dụng máy tính, điện thoại... trước khi đi ngủ; thói quen ăn uống và sử dụng chất kích thích; sinh hoạt không khoa học.
Hậu quả là, cơ thể phải đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp, trầm cảm, mất tập trung, thậm chí là tăng cân và nguy cơ ung thư.
Lý giải thông tin trên bác sĩ Hoàng cho biết giấc ngủ bị gián đoạn sẽ gây căng thẳng, cơ thể phản ứng lại với những căng thẳng bằng cách tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Nếu kéo dài, mất ngủ sẽ gây ra bệnh tăng huyết áp mạn tính. Thiếu ngủ cũng làm chậm quá trình trao đổi chất nên làm tăng lượng đường trong máu, gia tăng nguy cơ bệnh béo phì.
Bên cạnh đó, hình ảnh chụp não cho thấy mất ngủ có thể làm gia tăng các hoạt động tại các trung tâm cảm xúc của não, từ đó làm rối loạn tâm thần. Một số chuyên gia cho rằng chỉ cần một đêm mất ngủ sẽ làm thay đổi chức năng hoạt động của não, đặc biệt là ở những người hay lo âu.
Những người không ngủ từ 7-8 tiếng/ngày, thậm chí kể cả không có tiền sử trầm cảm, vẫn có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm nếu giấc ngủ không được bảo đảm.
Ngoài ra, khi giấc ngủ bị gián đoạn, bộ não chỉ có thể dành rất ít thời gian cho trạng thái REM (giai đoạn ngủ sâu và mơ). Hậu quả là con người cảm thấy chậm chạp, khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ và ghi nhớ, làm mất tập trung, giảm hiệu suất công việc.
Gần 15 triệu người Việt Nam gặp vấn đề sức khỏe tâm thầnMỗi ngày, gần 1.000 người phải đến thăm khám tại Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, chủ yếu là rối loạn lo âu và rối loạn khí sắc. Theo Bộ Y tế, gần 15 triệu người Việt Nam bị mắc các rối loạn tâm thần thường gặp." alt=""/>Mất ngủ có thể là cảnh báo về rối loạn tâm thầnGiám đốc Sở Y tế Quảng Nam xác nhận trước ngày 10/8, các bệnh viện sẽ được cấp các loại thuốc y tế gói thầu Generic. “Hiện tại danh mục mời thầu gói Generic gồm 1.980 mặt hàng đã chấm xong phần kỹ thuật và năng lực tài chính. Dự kiến ngày 20/7 sẽ mở tài chính và phấn đấu có kết quả trước ngày 10/8 cho bệnh nhân sử dụng”, ông Mười nói.
Cũng theo vị lãnh đạo này, về vật tư y tế và số lượng thuốc còn lại, ngày 10/7, UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản thống nhất cho phép Giám đốc Sở Y tế thực hiện phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu được mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế; nguồn thu từ dịch vụ khám, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở y tế công lập có giá trị gói thầu dưới 1 tỷ đồng. Như vậy, trong thời gian tới, việc thiếu thuốc cục bộ của các cơ sở khám chữa bệnh sẽ được chủ động giải quyết.
Trước đó, chiều 17/7, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023.
Tại buổi họp báo, phóng viên VietNamNetđặt câu hỏi về việc chậm đấu thầu thuốc và vật tư y tế khiến nhiều bệnh viện trên tỉnh lâm vào tình trạng thiếu thuốc. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hồng Quang thừa nhận việc chậm đấu thầu thuốc và vật tư y tế trên địa phương.
Theo ông Quang, tỉnh đã giao Sở Y tế chủ trì về vấn đề này và phân ra 3 nhóm dành cho 3 bệnh viện trực thuộc. Cụ thể, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam mua sắm tập trung hóa chất, vật tư y tế tiêu hao; Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam mua sắm tập trung thuốc Generic; Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam mua sắm tập trung thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền và vị thuốc cổ truyền.
“Chúng tôi đang tổ chức đấu thầu và chậm, việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Do đó, chúng tôi sẽ đôn đốc các sở, ban ngành liên quan thực hiện đúng thời gian, đầy đủ về việc thiếu thuốc này”, ông Quang nói.
Loạt bệnh viện ở Quảng Nam lao đao vì thiếu thuốc, vật tư y tếViệc thiếu thuốc, vật tư y tế diễn ra ở nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, một số cơ sở y tế phải mượn thuốc nơi khác hoặc chuyển bệnh nhân lên tuyến trên." alt=""/>Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam thông tin tiến độ cung cấp thuốc ở bệnh việnThời gian qua, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ và các Bộ TT&TT, Công Thương giao, các doanh nghiệp bưu chính đã tích cực triển khai nhiệm vụ đảm bảo vận chuyển và cung ứng thực phẩm, hàng hóa thiết yếu cho các địa phương đang giãn cách xã hội, trong đó có Hà Nội.
Thống kê cho thấy, tại 27 địa phương, các doanh nghiệp bưu chính đã thiết lập 4.346 điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu. Theo số liệu tổng hợp từ 5 doanh nghiệp Vietnam Post, Viettel Post, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm và Netco, đến hết ngày 21/8, tổng khối lượng hàng hóa thiết yếu được cung cấp là 44.163 tấn.
Tại Hà Nội, từ ngày 24/7 cho đến 20/8, riêng 2 doanh nghiệp lớn Vietnam Post và Viettel Post đã cung cấp gần 5.500 tấn thực phẩm, hàng hóa cho người dân, qua 3 hình thức gồm bán hàng trực tiếp tại gần 300 điểm phục vụ, qua đường dây nóng và qua các sàn thương mại điện tử Postmart, Vỏ Sò.
Góp phần thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng
Với đợt thứ 2 Hà Nội áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố, các doanh nghiệp bưu chính cho hay, phương án, kịch bản để tăng cường hơn nữa hoạt động vận chuyển, cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm cho người dân Thủ đô đều đã được tính đến.
Phó Giám đốc Bưu điện Hà Nội Bùi Văn Hoàng cho biết, thời gian tới, Bưu điện tiếp tục duy trì toàn bộ các điểm giao dịch đang cung cấp cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát và hàng hóa tiêu dùng tại 30 quận, huyện. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp, kịp thời bổ sung hàng hóa tới các điểm bán hàng cũng như tích trữ đủ số lượng hàng để cung cấp trong trường hợp cần thiết.
Nhiều mặt hàng, từ lương thực thực phẩm, đồ thiết yếu đến các nông sản đặc trưng vùng miền cũng được Bưu điện Hà Nội phối hợp với các đơn vị khác trong Vietnam Post đưa lên sàn Postmart để người dân có thêm nhiều lựa chọn.
“Bưu điện Hà Nội đã cung cấp hàng hóa thiết yếu như rau, củ quả, trứng… cho cán bộ, nhân viên trong đơn vị mình để diễn tập dùng thử. Ngay sau khi quy định giãn cách siết chặt hơn, chúng tôi kích hoạt thêm 27 điểm cung cấp cửa hàng rau sạch trên địa bàn, tập trung vào các quận nội đô”, ông Hoàng thông tin thêm.
Kênh cung ứng thực phẩm, hàng hóa thiết yếu qua các sàn Postmart, Vỏ Sò sẽ được doanh nghiệp bưu chính tập trung triển khai trong thời gian Hà Nội tiếp tục giãn cách. |
Khẳng định kênh bán thực phẩm, hàng thiết yếu qua sàn Vỏ Sò sẽ tiếp tục là phương thức chính được đẩy mạnh thời gian tới, đại diện Viettel Post cho rằng, trong gần 30 ngày Hà Nội thực hiện giãn cách vừa qua, kênh bán online đã phát huy tác dụng, với hơn 1.300 tấn hàng hóa được cung cấp.
Sản lượng hàng tiêu thụ qua Vỏ Sò hàng ngày đều tăng nhẹ và ổn định ở mức mỗi ngày hơn 50 tấn trong khoảng 10 ngày gần đây. Điều này, cho thấy người dân Thủ đô đang quen dần với phương thức mua hàng trên gian hàng trực tuyến.
Những ngày tới, bên cạnh việc khuyến khích người dân thanh toán trực tuyến bằng các chương trình ưu đãi cho người dùng, sàn Vỏ Sò cũng thiết kế lại, làm mới nhiều combo thực phẩm, đồ dùng thiết yếu để người dân các địa phương đang giãn cách trong đó có Hà Nội có thể tiết kiệm hơn nữa thời gian lựa chọn và chi phí đơn hàng.
Thời gian kéo dài giãn cách tại Hà Nội, các doanh nghiệp bưu chính sẽ tiếp tục hợp tác với các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm trong “vùng xanh” để gom đơn và phát hàng tới người tiêu dùng theo từng khu vực nhỏ.
Song song đó, các doanh nghiệp đã nâng mức độ an toàn phòng dịch cho đơn vị mình và khách hàng bằng việc cung cấp thêm trang bị bảo hộ chống dịch như mặt nạ chống giọt bắn, mũ bảo hiểm chống dịch... cho cán bộ công nhân viên, nhất là đội ngũ bưu tá, giao dịch viên.
Vân Anh
Ngay khi Hà Nội lập các “vùng xanh” - khu vực không có ca nhiễm dịch, doanh nghiệp bưu chính đã thay đổi linh hoạt giải pháp giao hàng để đảm bảo cung ứng hàng thiết yếu cho những khu vực này, đồng thời tuân thủ quy định chống dịch.
" alt=""/>Hà Nội giãn cách tiếp, bưu chính tăng cường kênh bán hàng thiết yếu qua sàn điện tử